Cách pha cà phê đóng chai để kinh doanh F&B hiệu quả
Với hương vị thơm ngon cùng sự tiện lợi, cà phê đóng chai đang trở thành xu hướng trong lĩnh vực F&B. Vậy đâu là cách pha cà phê đóng chai thơm ngon, xu hướng cà phê đóng chai hiện nay như thế nào? Hãy cùng Simexcodl tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Xu hướng cà phê đóng chai hiện nay
Cà phê đóng chai hiện đang là một xu hướng mà hầu như tất cả các hãng cà phê lớn nhỏ đều áp dụng trong menu chính của mình.
Trào lưu này được hình thành trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn ra. Đây chính là biện pháp giúp các hãng cà phê có thể cầm cự qua khoảng thời gian căng thẳng bằng hình thức take away. Hậu đại dịch, người tiêu dùng càng yêu cầu sự nhanh chóng và tiện lợi trong sản phẩm. Thế nên xu hướng cà phê đóng chai vẫn tiếp tục đồng hành cùng các cửa hàng cà phê và thậm chí là phát triển mạnh mẽ.
Với cách pha cà phê đóng chai không quá khác biệt so với pha cà phê thông thường. Thậm chí còn tối ưu hóa các khoản chi phí như dịch vụ, mặt bằng và tiết kiệm thời gian. Đây chính là biện pháp tối ưu để đạt được hiệu quả trong kinh doanh F&B.
4 cách pha cà phê đóng chai phổ biến
Dưới đây là 4 cách pha cà phê đóng chai phổ biến giúp các bạn áp dụng trong kinh doanh F&B.
Cà phê sữa dừa đóng chai
Với hương vị thơm ngon và độc đáo, đây chắc chắn là một lựa chọn hợp lý để các bạn thêm vào menu của mình.
Nguyên liệu:
- 60ml Cốt cà phê
- 60ml Sữa đặc
- 60ml Cốt dừa
- 20ml Sữa tươi
Cách thực hiện: Trộn đều các nguyên liệu lại rồi khuấy đều rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Một số lưu ý:
- Để giữ được món cà phê sữa dừa tròn vị, các bạn nên pha theo tỉ lệ chuẩn: 3:3:3:1 (3 nước cốt cà phê, 3 sữa đặc, 3 nước cốt dừa, 1 sữa tươi).
- Cà phê sữa dừa có hương vị ngon nhất khi được bảo quản trong tủ lạnh từ 1 đến 2 ngày.
Cách pha bạc xỉu đóng chai
Bạc xỉu chính là món nước với công thức và cách pha chế đơn giản. Đây chính là một trong những cách pha cà phê đóng chai phổ biến nhất:
Nguyên liệu gồm
- Nước cốt cà phê
- Sữa đặc
Cách thực hiện:
Bước 1: Pha cà phê:
- Cho 25g cà phê bột vào phin và dùng tay lắc nhẹ phin, giúp làm phẳng bề mặt cà phê. Sau đó dùng 1 lực vừa phải nén cà phê bằng gạt ép. Lưu ý không ép quá mạnh, tránh làm cho cà phê trong phin bị nén quá chặt.
- Rót từ từ 20ml vào phin để bắt đầu quá trình ủ cà phê, kéo dài khoảng 2 – 3 phút. Chú ý chỉ rót lượng nước vừa đủ để đảm bảo cà phê nở đều mà không gây trào lên.
- Khi cà phê đã hấp thụ đủ nước, tiếp tục rót từ 60-80ml nước sôi vào phin. Đặt phin lên cốc, đậy nắp và chờ đợi trong khoảng 3-5 phút để có được nước cốt cà phê thơm ngon.
Bước 2: Pha bạc xỉu:
- Cho vào ly sữa đặc, sữa tươi và 30ml nước sôi vào để pha loãng phần sữa, sau đó khuấy đều
- Cho phần sữa vừa khuấy vào chai, sau đó rót cà phê vào đến khi đầy chai.
Cách pha cà phê nâu lắc đóng chai
Nguyên liệu:
- Nước cốt cà phê
- Sữa đặc
- Sữa tươi
- Bình lắc
Cách thực hiện:
Bước 1: Pha cà phê: Thực hiện như cách pha cà phê cho bạc xỉu để có được thành quả là nước cốt cà phê chất lượng và thơm ngon.
Bước 2: Cho cà phê vừa mới thu được vào bình lắc, sau đó cho thêm sữa tương, sữa đặc cùng 1 vài viên đá vào bình lắc. Kế tiếp, đậy nắp bình thật chặt và lắc từ 2 đến 3 phút để hỗn hợp tạo bột và hòa quyện vào nhau.
Một số lưu ý khi pha chế cà phê nâu lắc đóng chai:
- Phần bọt phải chiếm khoảng 1/3 phía trên của chai để đảm bảo hương vị và thẩm mỹ cho món nâu lắc.
- Để đảm bảo hương vị đúng chuẩn, cà phê nâu lắc cần được sử dụng ngay sau khi pha chế hoặc không bảo quản quá lâu
- Cà phê nâu lắc sẽ ngon hơn khi dùng lạnh hoặc uống kèm với nước đá
Cà phê đen đóng chai
Cuối cùng là món cà phê đen. Cách pha cà phê đóng chai vô cùng đơn giản nhưng lại mang hương vị đặc biệt hấp dẫn.
Cách pha chế:
Tráng pin qua nước nóng, sau đó cho 25 gram bột cà phê vào phin và đặt phin lên cốc. Lần lượt đổ 30ml nước sôi lên bề mặt cà phê, đảm bảo cà phê được ẩm đều. Để cà phê nở đều và hấp thụ nước trong khoảng 2 – 3 phút, sau đó nén nắp phin. Tiếp theo, cho thêm 50ml nước sôi vào phin và đậy nắp. Chờ đến khi cà phê nhỏ giọt hết, bạn sẽ có được khoảng 40 – 45ml nước cốt cà phê. Cuối cùng là cho thêm đường vào cà phê theo mong muốn của bản thân để tăng thêm mùi vị cho cà phê. Lưu ý không để quá nhiều đường vì sẽ ảnh hưởng đến hương vị của cà phê.
Một vài lưu ý về cách pha cà phê đóng chai ngon
-
Cần vệ sinh chai thật sạch trước khi cho cà phê vào nhằm đảo bảo chất lượng và bảo quản tốt cà phê.
- Cà phê đóng chai không nên bảo quản quá lâu vì sẽ làm giảm chất lượng và mùi vị của cà phê.
Trên đây là một số cách pha cà phê đóng chai đơn giản, giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh lĩnh vực F&B. Chúc bạn sẽ thành công!