web đánh bài - Chơi bài trực tuyến miễn phí

Lorem ipsum dolor sit amet, consecteturadip iscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore sit.

web đánh bài

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê

Cà phê không chỉ là thức uống yêu thích đối với hàng triệu người mà còn là nguồn thu nhập chính của nhiều bà con. Để cây cà phê cho ra năng suất cao và ổn định thì người nông dân cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc như thế nào ? 

Hãy cùng Simexcodl tìm hiểu bài viết này để biết thêm những kinh nghiệm thực tế về kỹ thuật trồng cà phê giúp bà con có được vụ mùa bội thu và góp phần nâng cao năng suất !

Kỹ thuật trồng cà phê cho ra năng suất tốt nhất

Trồng và chăm sóc cà phê là một quá trình đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và sự tỉ mỉ của người trồng. Do đó, để cây cà phê cho ra những hạt cà phê thơm ngon với sản lượng lớn thì bà con nông dân cần nắm vững những kỹ thuật trồng cà phê cơ bản.

Cách chọn giống

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có hai dòng cà phê chính là cà phê chè ( Arabica ) và cà phê vối ( Robusta). Mỗi giống đều có những điều kiện sinh trưởng khác nhau nên bà con nông dân cần tìm hiểu kỹ để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.

* Cà phê chè ( Arabica ) : Đây là loại cà phê luôn đứng đầu trong danh sách những loại cà phê được yêu thích nhất trên toàn cầu. Tuy nó mang lại giá trị kinh tế rất lớn nhưng vì điều kiện khắc nghiệt nên chỉ có thể trồng ở một số vùng trước nước ta.

  • Khí hậu : Mát mẻ và hơi lạnh
  • Nhiệt độ thích hợp : 150C đến 240C
  • Lượng mưa : giao động từ 1200mm – 1900mm / năm 
  • Độ cao : 800m – 1500m so với mực nước biển
  • Về đất đai, cà phê chè ưa đất dốc dưới 20%, giàu mùn, tơi xốp và có độ thoáng khí cao. Đất trồng cần có tầng đất mặt dày, thoát nước tốt và thích hợp ở những nơi có ánh sáng tán xạ và cường độ ánh sáng mạng.
  • Ngoài ra, cây cà phê chè cần phải có mùa khô kéo dài ít nhất khoảng 2 tháng và có nhiệt độ thấp vào cuối mùa vụ và sau khi thu hoạch.
Cà phê chè ( Arabica )

Cà phê chè ( Arabica )

* Cà phê vối ( Robusta) : So với cà phê chè thì cà phê vối có yêu cầu ít khắt khe và phức tạp hơn. Cà phê vối có hàm lượng cafein cao nên thường được đánh giá thấp về chất lượng so với cà phê chè. Do đó, loại cà phê này thường được sử dụng chủ yếu để sản xuất các loại cà phê hòa tan.

  • Khí hậu : Nhiệt đới nóng ẩm
  • Nhiệt độ thích hợp : 240C đến 260C
  • Lượng mưa trung bình: 2000mm / năm 
Hạt cà phê vối ( Robusta )

Hạt cà phê vối ( Robusta )

Bên cạnh hai giống cà phê trên, cà phê mít ( Liberia ) cũng được trồng nhiều ở nước ta. Tuy nhiên, năng suất của giống cà phê này thường không cao bằng các loại cà phê khác. Do đó, loại cà phê mít chủ yếu được trồng để làm gốc ghép cho các giống cà phê khác.

Sau khi lựa chọn được loại cây cà phê giống thì bà con lựa chọn những cây những cây có năng suất cao và khỏe mạnh ( 5 – 6 năm tuổi ) để hái và chế biến lấy hạt giống trong vòng 24 giờ để đảm bảo hạt tươi mới. 

Hạt giống sau khi tách khỏi vỏ thịt sẽ được ủ trong khoảng 18-20 giờ để loại bỏ phần thịt quả còn sót lại. 

Tiếp theo, đem hạt đi rửa sạch kỹ lưỡng bằng nước để loại bỏ hoàn toàn lớp nhớt bao bọc và đem phơi khô ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp,với độ dày lớp hạt khoảng 2-3 cm và độ ẩm khoảng 20 – 30% . Bà con nông dân nên lưu ý không để hạt giống quá 2 tháng để đảm bảo khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây con.

Tiến hành phơi cà phê ở những nơi thoáng mát

Tiến hành phơi cà phê ở những nơi thoáng mát

Cách chuẩn bị đất

Cây cà phê có thể trồng và thích nghi trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây cây cà phê sinh trưởng khỏe mạnh và cho ra năng suất cao thì bà con nông dân nên trồng trên các loại đất có bề mặt tơi xốp, giàu dinh dưỡng, chất hữu cơ, tầng mặt đất dày và độ dốc phù hợp. Do đó, đất bazan là môi trường lý tưởng để cây cà phê có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Nếu bà con nông dân trồng trên đất có vườn cà phê già cỗi hoặc sâu bệnh nghiêm trọng thì phải cải tạo lại đất trong khoảng thời gian ít nhất 3 năm để giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh. Để cải thiện chất lượng của đất, bà con nông dân có thể trồng đan xen các loại cây như rau đậu, mè,  ngô trong 3 – 4 vụ mùa liên tục để cho đất thêm phần màu mỡ và tươi tốt.

 

Người nông dân đang tiến hành đào các mô đất để trồng cây cà phê

Người nông dân đang tiến hành đào các mô đất để trồng cây cà phê

Trước khi áp dụng các kỹ thuật trồng cây cà phê, đất cần được cày bừa kĩ lưỡng để làm tơi xốp, loại bỏ cỏ dại và tàn dư của các loài thực vật khác. Ngoài ra, người nông dân còn cần phải kiểm tra tình trạng đất thường xuyên để đảm bảo đất hết mầm bệnh mới tiến hành trồng cây cà phê.

Thiết kế lô trồng

Khi áp dụng kỹ thuật trồng cà phê để thiết kế lô trồng, bà con nông dân nên chọn những nơi có địa hình có độ dốc tương đối ít từ 0 – 150 và thích hợp nhất khoảng 80. Để hạn chế tình trạng xói mòn đất, bà con nên thiết kế lô trồng theo đường đồng mức để thuận tiện cho việc chăm sóc cây cà phê cũng như cơ giới hóa. 

Nếu đất có diện tích nhỏ thì bà con không cần chia lô trồng nhưng vẫn phải đảm bảo các cây cà phê được trồng theo đường đồng mức. Còn đối với các vườn cà phê có diện tích đất canh tác lớn từ 15 – 20 ha trở lên thì bà con nông dân nên chia thành những lô nhỏ hơn với kích thước phù hợp như dài khoảng 400 – 500m, rộng khoảng 50m. 

Các lô cà phê nên được phân cách bởi các đường băng rộng khoảng 2-3m để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc và di chuyển của máy móc và nhân công một cách hiệu quả.

Vườn cây cà phê vối được trồng theo hàng với mật độ thích hợp

Vườn cây cà phê vối được trồng theo hàng với mật độ thích hợp

Mật độ thích hợp để trồng cà phê sẽ phù thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố giống cây trồng và địa hình được xem là quan trọng nhất. Trong các tài liệu kỹ thuật trồng cà phê khuyến cáo khoảng cách giữa các cây cà phê được quy định như sau : 

  • Đối với giống cây trồng : Cà phê chè thường được trồng với mật độ dày đặc hơn so với cà phê vối. Cụ thể khoảng cách trồng cà phê chè thường là 2m x 1m, trong khi cà phê vối là 3m x 3m. Điều này có nghĩa là trên một héc-ta đất, người ta có thể trồng từ 4000 đến 5000 cây cà phê chè nhưng chỉ trồng được từ 1118 đến 1330 cây cà phê vối nếu trồng một cây/hố và khoảng 2660 cây nếu trồng hai cây/hố.
  • Đối với địa hình : Đối với cà phê vối, khoảng cách thông thường cho các loại đất màu mỡ và bằng phẳng là 3m x 3m. Tuy nhiên, nếu đất kém màu mỡ và có độ dốc lớn hơn 80 thì khoảng cách hợp lý để trồng cà phê là 3m x 2.5m. Trong khi đối với cà phê chè sẽ tùy thuộc vào điều kiện thực tế của đất đai cũng như độ dốc mà bà con có thể điều chỉnh cho phù hợp. Thông thường, khoảng cách giữa hàng với hàng là 1.8 – 3m và giữa cây với cây là 1 – 2.5m.

Công đoạn trồng

Thời vụ lý tưởng để trồng cây cà phê mới là vào trước mùa mưa, vào vụ thu ( khoảng tháng 8, 9 dương lịch ) hoặc vụ Xuân ( khoảng tháng 2, 3 dương lịch ) và kết thúc trồng trước mùa khô khoảng 1, 2 tháng. Bà con nông dân cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nhưng cần theo dõi sát sao để tránh đất bị ngập úng.

Hình ảnh người nông dân đang tiến hành trồng cà phê

Hình ảnh người nông dân đang tiến hành trồng cà phê

Trước khi trồng cà phê khoảng 1-2 tháng, bà con nông dân cần đào hố trồng theo thiết kế tiêu chuẩn là 40 x 40 x 50 cm. Đối với các loại đất kém dinh dưỡng, bà con nên đào hố với kích thước lớn hơn khoảng 50 x 50 x 60 cm. 

Đất đào lên sẽ được trộn đều với phân bón lót và sau đó lấp lại để tạo thành các mô đất cao hơn mặt đất khoảng 10 – 15 cm. Sau khi đào xong hố đất, bà con cần tưới nước thường xuyên cho đến khi trồng để luôn giữ độ ẩm cho mô đất.

Sau khi đào hố xong, bà con dùng cuốc đào thêm 1 lỗ nữa với kích thước lớn hơn bầu cây cao ( sâu khoảng 25 – 30 cm, rộng khoảng 15 – 20 cm ) và đặt nhẹ nhàng túi bầu cây con vào giữa hố và chỉnh cho cây cà phê con đứng thẳng rồi lấp đất lại rồi nén chặt xung quanh bầu để cố định cây.

Tiếp theo, Simexcodl xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng dặm trong các kỹ thuật trồng cà phê cơ bản. Sau khi trồng cà phê khoảng 15 – 20 ngày, bà con nông dân cần kiểm tra và tiến hành trồng dặm lại đối với những cây nào bị chết, không phát triển hoặc phát triển kém. 

Kỹ thuật trồng dặm cây cà phê sẽ tương tự như trồng mới. Bà con cần lưu ý hoàn thành việc trồng dặm trước mùa khô khoảng 1 – 2 tháng để cây con có thời gian thích nghi và phát triển.

Kỹ thuật bón phân

Khi lựa chọn các loại phân bón cho cây cà phê,  bà con nên ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ. Loại phân này không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn nâng cao năng suất và chất lượng cà phê và góp phần bảo vệ môi trường.

Cây cà phê đang được người nông dân chăm sóc và bón phân

Cây cà phê đang được người nông dân chăm sóc và bón phân

Trong các kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê có hai kỹ thuật bón phân chính là bón lót và bón thúc. Trong kỹ thuật thiết kế lô trồng bên trên, Simexcodl đã có nhắc đến việc sử dụng phân bón lót cho cây cà phê khi tiến hành đào hố. Lượng phân bón lót sẽ điều chỉnh phụ thuộc vào tình hình thực tế của chất lượng đất, trung bình khoảng 1.5 – 2kg/ hố.

Còn đối với bón thúc sẽ chia làm 2 giai đoạn chính để bón phân là giai đoạn kiến thiết và giai đoạn kinh doanh. Giai đoạn kiến thiết là giai đoạn từ khi trồng cây con đến khi cây bắt đầu lớn. Thời gian của giai đoạn này tùy thuộc vào giống cà phê và điều kiện sinh trưởng của cây.

  •  Sau khoảng 3 tháng đầu, bà con bón 0.5 – 1kg phân hữu cơ trên một gốc để giúp cây bén rễ và phát triển khỏe mạnh. 
  • Kể tử năm 2 trở đi, cứ mỗi 3 tháng 1 lần bà con tiến hành bón với lượng phân tương tự.

Giai đoạn kinh doanh là giai đoạn cây cà phê bắt đầu ra hoa và kết trái. Để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao, bà con nên bón phân vào các giai đoạn sau đây :

  • Trước khi ra hoa : Bón 1.5 – 2kg phân hữu cơ/gốc để kích thích ra hoa.
  • Trong thời kỳ nuôi trái : Bổ sung 1-1.5kg phân hữu cơ/gốc để cây cà phê nuôi trái.
  • Trước khi thu hoạch khoảng 1.5 – 2 tháng ( thường vào cuối mùa mưa ) : Bón 1 – 1.2kg phân hữu cơ/gốc để tăng chất lượng và số lượng hạt.
  • Sau khi thu hoạch : Bổ sung 1.2 – 1.5kg phân hữu cơ/gốc để cây có thể phục hồi và phát triển trở lại.
  • Đối với những cây cà phê lâu năm trên 25 năm tuổi hoặc cây bị suy kiệt, bà con nên tăng thêm khoảng 1 – 1.2 kg lượng phân bón bổ sung ở từng thời kỳ.

Hướng dẫn chăm sóc

Trong các kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê có nhiều kỹ thuật nhỏ như vun bồn, tủ gốc, tưới nước và cắt tỉa cành tạo tán. Bà con hãy cùng Simexcodl điểm qua những kỹ thuật này ngay bên dưới nhé !

* Kỹ thuật vun bồn và tủ gốc 

Đối với kỹ thuật vun bồn, bà con nông dân dùng cuốc vun đất cao lên xung quanh gốc cây và tạo thêm những rãnh nhỏ xung quanh tán để tránh tình trạng xói mòn và rửa trôi đất.

Kỹ thuật tủ gốc là kỹ thuật được thực hiện sau khi bà con đã vun bồn. Lúc này, bà con hãy phủ một lớp rơm rạ, lá cây hoặc các loại vật liệu hữu cơ khác lên xung quanh và cách gốc cây khoảng 5 – 10cm để giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại mọc lên đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. 

Lưu ý : Vào mùa khô, các vật liệu này sẽ dễ gây cháy nên bà con cần thường xuyên kiểm tra và tưới nước cho cây để đảm bảo an toàn.

* Kỹ thuật tưới nước 

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết của từng vùng mà bà con cân nhắc lượng nước phù hợp. Ở những vùng mát mẻ, ít nắng gắt, đất giữ ẩm tốt thì cây cà phê có thể sống được nhờ mưa tự nhiên. Còn ở những vùng khô hạn, nhất là vào mùa khô, bà con phải tưới đều đặn 3-4 lần để cây không bị thiếu nước.

Khi tưới nước bà con cần lưu ý nước tưới phải sạch và không bị ô nhiễm bởi hóa chất. Lượng nước tưới trung bình mỗi năm trong kỹ thuật trồng cà phê thường được quy định như sau : 

  • Năm đầu ( trồng mới ) :  Tưới 120 lít/gốc, cứ 22 ngày tưới một lần.
  • Năm thứ hai và ba ( giai đoạn kiến thiết ) : Tăng dần lượng nước lên 240 lít/gốc ở năm thứ hai và 320 lít/gốc ở năm thứ ba. Chu kỳ tưới vẫn duy trì khoảng 22 – 24 ngày/lần.
  • Giai đoạn kinh doanh: Tăng lượng nước lên 600 lít/gốc cho đợt tưới đầu tiên và sau đó giảm dần về 400-500 lít/gốc cho các đợt tưới tiếp theo. Chu kỳ tưới bà con điều chỉnh thành 25-30 ngày/lần.

Lưu ý: Lượng nước tưới và chu kỳ tưới có thể điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, loại đất và giống cà phê. Nói chung, việc tưới nước đều đặn và hợp lý sẽ giúp cây cà phê sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.

* Kỹ thuật làm cỏ

Đối với những vườn cà phê mới trồng, bà con nông dân nên làm sạch cỏ theo băng dọc theo hàng cà phê. chiều rộng hơn tán cây mỗi bên 0,5m với tần suất 5 – 6 lần mỗi năm. Còn với vườn cà phê đã kinh doanh, bà con nông dân làm cỏ 3-4 lần/năm trên toàn bộ diện tích hoặc chỉ làm cỏ theo băng ở những vùng đất dốc.

Rẫy cà phê đang được người nông dân phát cỏ

Rẫy cà phê đang được người nông dân phát cỏ

Lưu ý : bà con nông dân nên làm cỏ vào mùa khô để phòng cháy và hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ để không làm ảnh hưởng đến cây.

* Kỹ thuật cắt tỉa và tạo tán 

Kỹ thuật cắt tỉa và tạo tán ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng quả. Dưới đây là cách cắt tỉa và tạo tán trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê mà Simexcodl muốn giới thiệu đến bà con : 

  • Tạo thân chính: Đây là hình thức tạo hình đơn giản mà bà con có thể dễ dàng thực hiện. Đối với những bà con trồng 1 cây / 1 hố thì bà con nuôi thêm 1 thân phụ ở vị trí gần mặt đất ngay ở năm đầu. Còn đối với bà con trồng 2 cây / 1 hố thì bà con tiến hành cắt bỏ các thân phụ để tập trung dinh dưỡng cho 2 thân chính.
  • Hãm ngọn: Kỹ thuật này nhằm mục đích giữ cây ở độ cao vừa phải để dễ chăm sóc và thu hoạch. Cách thực hiện là hãm ngọn lần 1 ở độ cao 1.2-1.3m (cây ươm bằng hạt ) hoặc 1-1.1m (cây ghép). Bà con thực hiện hãm ngọn lần 2 khi cây ra nhiều cành cấp 2 thì tiến hành nuôi 1 chồi vượt trên đỉnh tán để giữ độ cao cây khoảng 1.6-1.7m.
  • Cắt tỉa cành: Cắt tỉa chủ yếu trong giai đoạn kinh doanh mỗi năm hai lần. Lần đầu là sau khi thu hoạch, bà con cần cắt bỏ những cành yếu, sâu bệnh, mọc sát mặt đất để cây tập trung dinh dưỡng vào những cành khỏe mạnh. Bà con cần cắt tỉa lần hai vào giữa mùa mưa để tạo độ thông thoáng.

Cách phòng trừ sâu bệnh

Cây cà phê rất dễ bị nhiều loại sâu bệnh tấn công như sâu đục thân, mọt, rệp, bệnh gỉ sắt, thán thư… Các loại sâu bệnh này có thể gây hại ở mọi bộ phận của cây và làm giảm năng suất và chất lượng của hạt cà phê.

Lá cây cà phê đang bị sâu phá hoại

Lá cây cà phê đang bị sâu phá hoại

Để cây cà phê khỏe mạnh và cho năng suất cao, bà con nên phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu. Cách tốt nhất là chăm sóc cây thật tốt, bón phân hữu cơ, tưới nước và tỉa cành thường xuyên. 

Bên cạnh đó, bà con nên chọn giống cây ghép, khỏe mạnh, kháng bệnh để giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Một lưu ý cho bà con là đừng dùng quá nhiều thuốc hóa học sẽ làm đất xấu đi và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Hy vọng những kỹ thuật trồng cà phê mà Simexcodl giới thiệu trong bài viết trên sẽ giúp bà con có thể trồng những cây cà phê có năng suất và chất lượng mong muốn. Bà con đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Simexcodl để biết thêm những kiến thức hữu ích về cà phê nhé !