web đánh bài - Chơi bài trực tuyến miễn phí

Lorem ipsum dolor sit amet, consecteturadip iscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore sit.

web đánh bài

Thông tin thị trường cà phê vụ 21/22

Tổng quan thị trường cà phê vụ 2021/2022

Sản lượng cà phê thế giới vụ 2021/2022 dự tính giảm 11 triệu bao so với vụ trước xuống còn 164.8 triệu bao, nguyên nhân chính được cho là bởi các yếu tố ảnh hưởng làm mất mùa tại và các yêu tố thời tiết. Kết quả là lượng đầu ra bị giảm, trữ lượng toàn cầu dư kiến giảm 7.9 triệu bao xuống còn 32 triệu bao. Sản lượng xuất khẩu cà phê nhân dự kiến giảm 4.8 triệu bao xuống còn 115.5 triệu bao do lượng xuất khẩu thấp hơn từ Brazil không thể bù trừ cho lượng xuất khẩu cao hơn từ Việt Nam. Lượng tiêu thụ toàn cầu tăng 1.8 triệu bao lên 165 triệu bao, với lượng tăng cao nhất tại khu vực EU, Mỹ và Brazil. Giá cà phê được thống kê hàng tháng bởi ICO có xu hướng tăng cao hơn kể từ tháng 6 năm 2019. //www.ico.org/new_historical.asp

Sản lượng cà phê Arabica tại Brazil dự tính giảm 14.7 triệu bao xuống 35 triệu bao so với cùng kỳ năm trước do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chính là do vùng trồng chủ lực đang vào vụ mất mùa, dẫn đến giảm sản lượng vụ mùa tới. Thêm vào đó, các yếu tố thời tiết như bão, nhiệt độ cao tại các vùng trồng chủ lực làm ảnh hưởng đến sự ra hoa, kết trái và quá trình phát triển của cây. Cũng có một số báo cáo răng nhiều người trồng đã cắt giảm lượng cây cà phê dưới mức trung bình do sản lượng cà phê năm ngoái. Phần lớn cà phê Arabica được thu hoạch vào tháng Năm và tháng Sáu. Cà phê Robusta dự kiến sẽ tiếp tục tăng đến mức 21.3 triêu bao, tăng 1.1 triệu bao. Lượng mưa đủ nâng cao chất lượng cây trồng tại Espirito Santo, Rondonia và Bahia. Hầu hết cà phê robustata được thu hoạch vào tháng Tư và tháng Năm. Tổng lượng thu hoạch Arabica và Robusta dự tính giảm 13.6 triệu bao xuống còn 56.3 triệu bao. Dù sản lượng giảm, lượng tiêu thụ dự kiến sẽ tiếp tục tăng đến mức kỷ lục 23.7 triệu bao. Với nguồn cung giảm, lượng cà phê nhân xuất khẩu dự kiến giảm 9 triệu bao xuống 32 triệu bao và trữ lượng dự tính sẽ giảm 2.5 triệu bao xuống còn 1.5 triệu bao.

Sản lượng cà phê Việt Nam dự tính tăng 1.8 triệu bao trở lại lên 30.8 triệu so với vụ khô hạn năm ngoái. Robusta chiếm 95% tổng sản lượng và giá Robusta có xu hướng tăng trong khoảng 12 tháng trở lại đây, rất nhiều người trồng đang cố tăng sản lượng bằng cách chấp nhận chịu lỗ chị phí tưới tiêu vào các tháng khô hạn từ tháng 1 đến tháng 3. Người dân tiếp tục xen canh cà phê với các loại cây ăn trái như bơ, sầu riêng để tăng thu nhập. Lượng cà phê nhân xuất khẩu dự tính tăng 3 triệu bao lên 26 triệu bao, lượng tồn kho giảm nhẹ.

Sản lượng cà phê Arabica của Colombia dự tính sẽ trượt nhẹ 200,000 bao xuống 14.1 triệu bao dù cho sản lượng đầu ra vẫn ổn định nhờ thời tiết thuận lợi. FEDECAFE cho biết gần 85% vùng cà phê hiện đang được trồng giống chống bệnh rỉ sắt lá, so với 35% vụ 2008/2009, vào vụ này thời tiết bất lợi làm cho bệnh rỉ sắt là phát triển mạnh, làm giảm 1/3 sản lượng. Kể từ đó, sản lượng đã tăng 30% phần lớn do chương trình đổi mới và thay thế cây chất lượng thấp bằng cây giống chống bệnh. Chương trình này cũng làm giảm lượng tuổi trung bình càu cầy cà phê từ 15 xuống 6.9 năm, tăng sản lượng nhiều hơn. Lượng xuất khẩu giảm 100,000 bao xuống còn 12.4 triệu bao.

Sản lượng cà phê Indonesia dự tính trượt nhẹ 100,000 bao xuống còn 10.6 triệu bao, với hầu hết lượng giảm là Robusta. Sản lượng Robusta dự tính khoảng 9.4 triệu bao với điều kiện thời tiết thuận lợi tại khu vực trồng phía bắc Sumatra và Java. Mưa lớn xảy ra tại bắc Sumatra, nơi trồng 60% Arabica, được cho là sẽ làm giảm sản lượng, với lượng giảm khoảng 1.3 triệu bao. Trữ lượng giảm một nữa xuống chỉ còn 900,000 bao để duy trì lượng tiêu dùng đang đăng và lượng xuất khẩu mạnh.

Sản lượng tại Ấn Độ dự tính tăng 300,000 bao lên 5.4 triệu bao phần lớn là Robusta được trồng tại Karnataka, vùng sản xuất cà phê lớn nhất của nước này. Cà phê Arabica dự tính giảm vì đang vào vụ mất mùa. Lượng cà phê nhân xuất khẩu dự kiến không đổi ở mức 3.7 triệu bao.

Tổng sản lượng cho Trung Mỹ và Mexico dự tính giảm nhẹ 400.000 bao xuống 17,4 triệu bao do lượng tăng nhẹ ở Guatemala, Nicaragua và Mexico được bù đắp bởi lượng giảm tại Honduras, với dự tính giảm 700.000 bao xuống 5,5 triệu. Honduras là vùng sản xuất chính ở khu vực, chiếm khoảng một phần ba sản lượng. Thật không may, thời tiết các điều kiện sau bão Eta và Iota gây ra bệnh gỉ lá nhảy từ nhỏ đến 15‐25 phần trăm, tùy thuộc vào khu vực, làm giảm sản lượng. Xuất khẩu cà nhân cho khu vực dự báo giảm 300.000 bao xuống 14,4 triệu bao chủ yếu do nguồn cung có thể xuất khẩu thấp hơn ở Honduras. Gần một nửa khu vực xuất khẩu được dành cho Liên minh Châu Âu, tiếp theo là khoảng một phần ba đến Mỹ.

Lượng nhập khẩu của Liên minh châu Âu được dự báo giảm 2,5 triệu bao xuống 42,5 triệu và chiếm gần 40 phần trăm lượng cà phê hạt nhập khẩu của thế giới. Các nhà cung cấp hàng đầu bao gồm Brazil (34%), Việt Nam (24%), Honduras (8%) và Colombia (6%). Trữ lượng cuối kỳ dự kiến sẽ giảm 2,1 triệu bao xuống 14,0 triệu bao để duy trì mức tăng nhẹ trong lượng tiêu thụ.

Mỹ nhập khẩu lượng cà phê nhân lớn thứ hai và dự báo sẽ giảm 300.000 bao xuống 24,2 triệu bao. Các nhà cung cấp hàng đầu bao gồm Brazil (30%), Colombia (21%), Việt Nam (11%) và Nicaragua (5%). Trữ lượng cuối kỳ được dự báo sẽ giảm 700.000 bao xuống còn 5,7 triệu bao.

Tổng hợp vụ 2021/22

Sản lượng thế giới đang tăng trở lại 300,000 bao từ tháng 12 năm 2020 dự tính khoảng 175.8 triệu bao.

• Brazil tăng 2 triệu bao lên 69.9 triệu, phần lớn là sản lượng Arabica.

• Uganda tăng lại 1.2 triệu bao lên 6.0 triệu bao nhờ vào tăng diện tích trồng.

• Peru giảm 1.1 triệu bao xuống còn 3.4 triệu.

• Cote d’Ivoire giảm 700,000 bao xuống còn 1.1 triệu bao do mất mùa.

Lượng cà phê nhân xuất khẩu toàn thế giới tăng 2.8 triệu bao lên 120.3 triệu bao  Brazil tăng 4 triệu bao lên 41 triệu bao do nguồn cung tăng.

• Peru giảm 900,000 bao xuống 3.3 triệu bao do giảm nguồn cung.

• Việt Nam giảm 800,000 bao xuống còn 23 triệu bao do lượng xuất khẩu đến EU và Mỹ giảm.

• Cote d’lvoire giảm 600,000 bao xuống còn 900,000 bao do nguồn cung xuất khẩu giảm.

Trữ lượng toàn thế giới giảm 1.4 triệu bao còn 39.9 triệu bao

• Brazil giảm 1.3 triệu bao còn 4 triệu bao do lượng xuất khẩu tăng.

• EU tăng trở lại 1.6 triệu bao lên 16.1 triệu bao theo cập nhật của hiệu hội cà phê châu Âu

• Mỹ giảm 600,000 bao xuống 6.4 triệu bao do lượng tiêu thụ thấp hơn dự tính.

Nguồn: FAS, USDA

Link tải chi tiết báo cáo:

Post a Comment