web đánh bài - Chơi bài trực tuyến miễn phí

Lorem ipsum dolor sit amet, consecteturadip iscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore sit.

web đánh bài

Việc KDP mua lại La Colombe đặt ra nghi vấn: Có phải trong cà phê đặc sản, sự hợp …

Trong khoảng một thập kỷ qua, một loạt thương vụ mua lại trong ngành cà phê – từ Nestlé và Blue Bottle đến Coca-Cola và Costa Coffee đã xảy ra. Sự hợp nhất thị trường này đang châm ngòi cho bước ngoặt lớn hơn trong lĩnh vực cà phê đặc sản và dường như sẽ tiếp diễn với tốc độ chóng mặt.

Vào ngày 20 tháng 7 năm 2023, Keurig Dr Pepper đã công bố quan hệ đối tác chiến lược với nhà rang xay và bán lẻ La Colombe, dưới thỏa thuận bán hàng và phân phối dài hạn cho các sản phẩm cà phê pha sẵn của La Colombe và nhãn hiệu cà phê Pods K-Cup, ngoài ra KDP cũng sẽ mua lại cổ phần thiểu số của công ty này.

Với số lượng ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia và tập đoàn mua lại các thương hiệu cà phê đặc sản lớn hơn trong những năm gần đây, câu hỏi đặt ra là: liệu hợp nhất thị trường có trở thành một phần không thể tránh khỏi của ngành cà phê đặc sản và có thể có ý nghĩa gì đối với tương lai của ngành này? Thông tin chi tiết sẽ được đề cập bên dưới.

web đánh bài

LÝ DO TẠI SAO KEURIG DR PEPPER MUA LẠI CỔ PHẦN THIỂU SỐ TẠI LA COLOMBE?

Trước hết, cần định nghĩa “mua lại” là gì? Nói một cách đơn giản, mua lại là khi một công ty mua một số (hoặc thậm chí tất cả) cổ phiếu của một công ty khác. Công ty thứ hai có thể giữ lại tên và thương hiệu riêng của mình, hoặc việc vận hành từ ban đầu có thể được tiếp quản và có sự chuyển dịch thương hiệu cho phù hợp.

Trong trường hợp của Keurig Dr Pepper, công ty sẽ đầu tư 300 triệu đô la Mỹ vào La Colombe – đổi lại 33% cổ phần sở hữu. Từ đó, KDP trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai tại La Colombe sau Chủ tịch Hamdi Ulukaya – hiện là người nắm quyền sở hữu đa số.

Là một phần của khoản đầu tư và mua lại này, KDP sẽ bán và phân phối đồ uống cà phê RTD của La Colombe. Công ty cũng sẽ sản xuất, bán và phân phối cà phê Pods K-Cup dưới nhãn hiệu La Colombe theo hợp đồng cấp phép ở Bắc Mỹ.

Spencer Turer, Phó chủ tịch của Coffee Enterprises – một công ty tư vấn và thử nghiệm cà phê của Hoa Kỳ, lý giải rằng việc KDP đầu tư vào La Colombe là không có gì đáng ngạc nhiên.

“Một mô hình hợp tác kinh doanh cà phê mới đang trở thành xu hướng mới trong ngành, và việc đầu tư của Keurig Dr Pepper vào La Colombe là một ví dụ điển hình,” Spencer nói. “Có vẻ đôi bên đều có lợi thông qua sự hợp tác này.”

“KDP sẽ có một thương hiệu cà phê mới với độ nhận diện cao và cực kỳ phổ biến trong danh mục đầu tư của mình,” ông nói thêm. “Trong khi đó La Colombe sẽ có một mạng lưới bán hàng và phân phối phức hợp trên phạm vi toàn quốc cho toàn bộ sản phẩm của họ.”

Các thương vụ mua lại đáng kể đến khác trong ngành cà phê

Keurig Dr Pepper đầu tư vào La Colombe là một tin tức đáng chú ý. Tuy nhiên cũng không phải lần đầu tiên một tập đoàn hoặc công ty đa quốc gia mua lại cổ phần của một thương hiệu cà phê đặc sản lớn hơn.

Spencer giải thích: “Ngành cà phê đã có một lịch sử lâu dài trong việc thiết lập quan hệ đối tác thương hiệu cho mục đích hậu cần và phân phối. “Thật không may, mỗi khi xuất hiện cơ hội mới với mạng lưới phân phối hiệu quả hơn, nhiều thỏa thuận trong số đó đều đi đến kết thúc.”

Một số ví dụ nổi bật bao gồm:

  • Nestlé mua lại cổ phần đa số của Blue Bottle Coffee vào năm 2017. Trong đó Blue Bottle là một nhà rang xay cà phê đặc sản của Hoa Kỳ và Nhật Bản được biết đến nhiều nhờ các sản phẩm ủ lạnh đóng hộp.
  • Peet’s Coffee (thuộc sở hữu của tập đoàn đến từ Đức: JAB Holding Company) mua lại nhà rang xay cà phê đặc sản tiên phong Stumptown Coffee vào năm 2015 – Nổi tiếng với cà phê làm từ sữa RTD và đồ uống ủ lạnh
  • Cùng năm đó, Peet’s Coffee mua lại nhà rang xay cà phê đặc sản Chicago Intelligentsia.

Tuy nhiên, chưa kể đến cà phê đặc sản, việc “mua lại” đã đóng một vai trò rất lớn trong toàn ngành:

  • Báo cáo vào năm 2019 cho biết Coca-Cola đã mua lại chuỗi cửa hàng cà phê Costa của Anh với giá 5 tỷ đô la Mỹ 
    • Coca-Cola HBC (nhà đóng chai sản phẩm Coca-Cola lớn thứ ba thế giới) cũng đã mua 30% cổ phần trong Caffè Vergnano – một trong những nhà rang xay cà phê lâu đời nhất của Ý
  • JAB Holding đã mua lại chuỗi cửa hàng cà phê và đồ ăn mang đi Pret A Manger vào năm 2018
  • Công ty nguyên liệu và thực phẩm quốc tế ofi đã hoàn tất việc mua lại Club Coffee (công ty rang xay và đóng gói lớn nhất Canada) vào năm 2022 

, 2 năm sau đó là Kicking Horse Coffee, tiếp đến là MaxiCoffee tại Pháp vào năm 2022

web đánh bài

VẬY, XU HƯỚNG MUA LẠI CÓ PHẢI LÀ TƯƠNG LAI CHO CÁC THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ ĐẶC SẢN LỚN HƠN?

Có thể kết luận rằng các công ty đa quốc gia và tập đoàn đang dần công nhận giá trị của các công ty cà phê đặc sản – và đang có những hành động thể hiện rõ điều đó. Đổi lại, hợp nhất thị trường đang trở thành một đặc điểm xác định của ngành cà phê toàn cầu.

Theo Trung tâm Mậu dịch Quốc tế, mười nhà rang xay lớn nhất thế giới hiện nắm hơn 35% tổng doanh số bán cà phê toàn cầu. Bên cạnh đó, các công ty này cũng đang mua lại các thương hiệu cà phê đặc sản để tăng độ nhận diện của họ trên thị trường cà phê chất lượng cao hơn.

Nhưng đáng chú ý hơn là sự quan tâm ngày càng tăng đối với cà phê RTD. Nhiều công ty đa quốc gia và tập đoàn đang mua lại các thương hiệu cà phê đặc sản chuyên sản xuất hoặc bán các sản phẩm này. Và việc giá trị thị trường cà phê RTD toàn cầu dự kiến đạt 42,36 tỷ USD (năm 2030) đã giúp lý giải cho xu thế này.

Sau khi trao đổi với một nhà tiêu thụ cà phê nhân giấu tên ở Đức:

Họ nói: “Những thương vụ mua lại này có thể xem là một phần của phong trào nâng cao giá trị cho các sản phẩm cà phê tiện lợi, chẳng hạn như RTD và Pods, đi đôi với thương mại hóa đang diễn ra của ngành cà phê đặc sản, đưa sản phẩm này đến tay đại chúng, nhưng theo cách đơn giản hơn.” 

Mua lại” có đem lại lợi ích?

Câu hỏi mấu chốt ở đây là liệu những thương vụ mua lại này có nhất thiết là có lợi cho cà phê đặc sản hay không.

Một mặt, việc mua lại cho phép các thương hiệu cà phê đặc sản phát triển và tiếp cận tập khách hàng mới, với điều kiện là có khoản đầu tư trả trước đủ lớn. Và với điều kiện kinh tế đầy thách thức hiện nay xung quanh đại dịch, xung đột ở Ukraine và lạm phát gia tăng, rất khó để các doanh nghiệp duy trì lợi nhuận.

KDP chắc chắn hưởng lợi từ cổ phần thiểu số từ La Colombe, vì cà phê latte tươi đóng hộp của La Colombe thu hút rất nhiều sự theo dõi. Thực tế cho thấy, vào năm 2017, loại đồ uống này thậm chí còn chiếm 1% thị phần doanh số bán cà phê RTD trong danh mục hàng tạp hóa của Hoa Kỳ một năm sau khi ra mắt.

Spencer giải thích: “Mối quan hệ hợp tác này sẽ không làm loãng thương hiệu hoặc có tác động tiêu cực đến cả hai doanh nghiệp. “Khoản đầu tư 300 triệu đô la Mỹ vào La Colombe, thể hiện niềm tin của Keurig Dr Pepper vào sự phát triển kinh doanh của công ty nhờ vào việc đẩy mạnh khâu phân phối.”

Đồng thời, La Colombe cũng sẽ nhận được lợi ích. Sự hợp tác bao gồm việc KDP sản xuất, phân phối và bán các loại Cà phê Pods K-Cup mang nhãn hiệu La Colombe – giúp công ty mở rộng thành công sang một thị trường sinh lợi khác. 

Mua lại” có đem lại bất lợi?

Mặt khác, có lập luận cho rằng hợp nhất thị trường có phần mâu thuẫn với giá trị của ngành cà phê đặc sản, một ngành vốn luôn tự hào về việc trưng bày nghề rang và pha cà phê chất lượng cao. Sau khi phát sinh hợp nhất, việc tăng quy mô và duy trì kiểm soát chất lượng có thể trở thành trở ngại lớn cho các thương hiệu cà phê đặc sản khi lựa chọn mở rộng thị trường.

Spencer nói: “Luôn có một mức độ rủi ro khi một thương hiệu cà phê thực hiện thuê ngoài cho khâu sản xuất. “Kiểm soát chất lượng có thể là một mối quan ngại lớn đòi hỏi sự nỗ lực và cân nhắc từ cả hai doanh nghiệp.”

Đầu tư từ các công ty lớn hơn có thể cho phép các thương hiệu cà phê đặc sản mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh bền vững của họ, tuy nhiên, phải thực hiện cẩn thận và bám sát mục đích đặt ra. Nếu không, các công ty có thể đối mặt với nguy cơ mất khách hàng và mất niềm tin thương hiệu từ khách hàng

Thương mại hóa” ngành đặc sản?

“Người tiêu dùng đang tìm kiếm những sản phẩm cao cấp và độc đáo hơn,” trích lời người tiêu dùng cà phê nhân xanh. “Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, họ muốn tìm cách để giải quyết nhanh chóng nhu cầu cá nhân hơn là đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc tìm hiểu về cà phê đặc sản.

Họ nói thêm: “Bằng cách đầu tư vào các thương hiệu đặc sản, các công ty lớn hơn có thể nhanh chóng có được một logo ‘đánh dấu xanh’ cho người tiêu dùng. “Mặc dù điều này có thể giúp các thương hiệu tiên phong phát triển, nhưng nhiều người sẽ cho rằng việc thương mại hoá trải nghiệm cà phê sẽ làm mất đi chất ‘đặc sản’ vốn có.

Ngoài ra, “Quy mô hoạt động của các công ty lớn hơn này sẽ không tương thích hoàn toàn với ngưỡng truy nguyên của một thương hiệu cà phê đặc sản. “Thật tuyệt nếu các công ty vẫn có thể tuân thủ các tiêu chuẩn cao của họ trên quy mô lớn, nhưng nếu tồn tại việc hạ tiêu chuẩn để phục vụ tăng trưởng thì sẽ không ai được hưởng lợi ngoài họ.”

web đánh bài

Dẫu sao thì, việc mua lại và hợp nhất thị trường đang trở thành một phần quan trọng của ngành cà phê đặc sản toàn cầu. Theo đó, Keurig Dr Pepper sẽ bắt đầu phân phối các sản phẩm RTD của La Colombe vào cuối năm nay và sẽ ra mắt dòng Cà phê Pods K-Cup mới vào năm 2024.

Trong thời gian này, thật đáng trông đợi liệu các thương hiệu cà phê đặc sản và đa quốc gia khác có đi theo xu hướng này không. Tuy nhiên, trong tương lai, yếu tố quan trọng nhất vẫn là xoay quanh việc duy trì chất lượng, đồng thời hiểu được nhu cầu của khách hàng – từ đó đáp ứng nhu cầu của họ cho thoả đáng.

Nguồn ảnh:

Nguồn bài viết: 

Tasmin Grant, 27/07/2023. Does La Colombe’s acquisition show that consolidation is inevitable in specialty coffee?. Trích từ: //perfectdailygrind.com/2023/07/keurig-dr-pepper-la-colombe-acquisition/

Post a Comment